Cá bị nấm phải làm sao? Cách xử lý hồ cá bị nấm

4
(13)

Cá bị nấm là căn bệnh rất phổ biến đối với cá. Những loài cá trong bể thủy sinh thường tiếp xúc với nhau nên dễ lây truyền bệnh. Hơn nữa, vi khuẩn nấm phát triển rất mạnh trong bể cá cảnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp và độ ẩm không khí lên cao. Bài viết dưới đây Blog Chăm sóc Vật Nuôi sẽ chỉ ra những nguyên nhân cụ thể khiến cá bị nấm cùng cách điều trị hiệu quả nhất dành cho những bạn mới chơi cá cảnh.

Dấu hiệu nhận biết Cá Bị Nấm

Cá cảnh của bạn khi nhiễm nấm thường có biểu hiện xuống màu, bỏ ăn dẫn đến chết. Ban đầu, cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ trên mặt nước, lâu dần khi vi khuẩn nấm lây lan sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng trên thân. Cùng với đó, cá cũng bị cháy đuôi, cuống đuôi teo nhỏ dần và có màu đỏ.

Cá Bị Nấm
Cá cảnh của bạn khi nhiễm nấm thường có biểu hiện xuống màu, bỏ ăn dẫn đến chết

Cá bị nấm khá nguy hiểm, nếu không phát hiện và cách ly kịp thời có thể lây lan sang những con khác khiến cả đàn cá đều mắc bệnh.

Nguyên nhân Cá Bị Nấm

Bể bị bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh

Chất lượng nước không đảm bảo

Cá bị thương, già hoặc mắc những bệnh khác cũng có thể bị nấm

Bể thủy sinh có cá chết hoặc chất hữu cơ đang phân hủy trong bể

Cá bị lây nấm từ cá mới mua thả vào bể

Chế độ ăn hạn chế khiến đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

Thời tiết lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cá bị nấm

Một vài chứng Bệnh Nấm ở Cá phổ biến

Ngoài việc nắm bắt các nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị thì mọi người cũng sẽ phải biết được những loại bệnh nấm có thể xuất hiện để kịp thời nhận biết, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, kỵ thồi. Chủ yếu bao gồm một số chứng bệnh sau đây:

Nấm bông: Nghe qua cái tên thì chắc ai cũng đã phần nào tưởng tượng ra được triệu chứng của căn bệnh này rồi nhỉ. Cũng là một dạng của nấm da nhưng phía bên ngoài vảy hoặc các bộ phận của cá sẽ xuất hiện nhiều mảng lông tơ dày đặc, khá giống sợi bông.

Cá Bị Nấm Bông
các bộ phận của cá sẽ xuất hiện nhiều mảng lông tơ dày đặc, khá giống sợi bông.

Nguyên nhân phổ biến thường là do tế bào nấm Achy và Saprolegnia, ngoài ra cũng có thể do một số loài khác. Đôi khi sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu và dạng nấm cùng lúc.

Nấm gây thối rữa mang – Gill Rot: Chứng bệnh này này tuy hiếm gặp nhưng lại siêu nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến khả năng và hệ hô hấp của cá. Khi mắc phải, phần lá mang lẫn tơ mang sẽ bị dính chặt vào nhau do một loại chất nhờn tiết ra từ cơ thể, phía bên trên có xuất hiện một vài đốm vảy màu trắng.

cá bị nấm mang
phần lá mang lẫn tơ mang sẽ bị dính chặt vào nhau do một loại chất nhờn tiết ra từ cơ thể

Bạn sẽ dễ dàng nhận biết hơn thông qua việc cá bị khó thở hoặc thở gấp.

Điều trị Cá Bị Nấm

Dù bạn là người mới chơi hay chuyên nghiệp cũng khó tránh phải cá bị nấm. Dưới đây là những biện pháp điều trị cá bị nấm theo kinh nghiệm của chuyên gia và những người có kinh nghiệm.

Khi phát hiện cá trong bể thủy sinh bị nấm, lập tức bỏ muối biển vào nước theo tỷ lệ 2 thìa cà phê cho 5 lít nước.

Cá Bị Nấm
Cách ly cá bị nấm để phòng tránh lây lan vi khuẩn ra cả đàn

Cách ly cá bị nấm để phòng tránh lây lan vi khuẩn ra cả đàn. Cá bị nấm có thể cho ra chậu nhỏ hoặc thùng xốp, dùng máy sưởi 25 độ C hoặc nước ấm và đây bạt nilon nhằm giữ ấm cho cá.

Nhỏ thuốc xanh methylen với liều lượng từ 3 tới 5 giọt trên 20 lít nước hoặc các loại thuốc đặc trị nấm bán tại các cửa hàng cá cảnh.

Cá bị nấm
Anh em chơi cá rồng thì không thể không biết đến thuốc xanh Methylen

Đều đặn vệ sinh, hút cặn bẩn trong chậu hoặc thùng xốp sao cho nước vơi đi khoảng 30%. Đồng thời bổ sung nước mới và muối biển tương ứng.

Vẫn cho cá ăn đều nhưng giảm khẩu phần ăn đi một nửa. Nếu được, chỉ nên cho ăn ấu trùng Atermia

Như vậy, thực hiện tuần tự theo các bước nói trên, vi khuẩn nấm sẽ dần bị tiêu diệt, cá của bạn sẽ dần hồi phục lại sức khỏe và ngoại hình. Bạn cũng cần lưu ý dành nhiều thời gian chăm sóc bể cá hơn, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Nói chung, khi mới phát hiện dấu hiệu cá bị nấm, điều quan trọng nhất là chúng ta phải can thiệp ngay vì nếu để lâu có thể lây lan ra cả đàn. Lúc đó là quá muộn, bạn sẽ không tránh khỏi việc phải vớt cá chết ra khỏi bể.

Phòng tránh Nấm cho Hồ Cá Cảnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, với những bạn mới nuôi cá cảnh, nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để vi khuẩn nấm không bao giờ xuất hiện trong bể cá của mình.

Phần lớn cá cảnh không chịu được nhiệt độ quá thấp nên chúng ta cần sử dụng nhiệt kế kết hợp máy sưởi trong bể để theo dõi và xử lý kịp thời.

Cá Bị nấm
Vệ sinh bể thường xuyên theo định kỳ bằng việc hút sạch lớp bẩn dưới đáy bể

Vệ sinh bể thường xuyên theo định kỳ bằng việc hút sạch lớp bẩn dưới đáy bể. Phân cá hoặc thức ăn thừa chính là tác nhân tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nấm phát triển.

Đa dạng khẩu phần ăn cho cá. Bạn cần bổ sung nhiều loại thức ăn bổ dưỡng để cá phát triển toàn diện và nâng cao sức đề kháng.

Đồ ăn đa dạng không chỉ giúp phòng nấm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cá lớn nhanh, lên màu đẹp, sinh sản tốt hơn. Hơn nữa, nếu bạn có ý định ép đẻ thì thế hệ sau của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Tóm lại, cá bị nấm hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng cũng phụ thuộc vào việc cá bị nặng hay nhẹ, thường xuyên hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tâm huyết và trình độ hiểu biết của người chơi cá cảnh.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cùng cách điều trị cá bị nấm. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh và giúp bể cá cảnh của mình luôn khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc hoặc cần giải thích, bạn đọc có thể để lại bình luận, chúng tôi sẽ nhanh chóng hồi đáp. Hoặc nếu bạn biết cách nào hay hơn, có thể chia sẻ để chúng ta cùng nhau bàn luận, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình nuôi cá.

Bài viết này hữu ích với Bạn chứ ?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số phiếu: 13

Chưa có đánh giá cho đến hôm nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Chăm Sóc Thú Cưng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *