Bên cạnh những căn bệnh nhẹ thường gặp, mèo cũng có thể dễ mắc phải một số bệnh khác với mức độ nguy hiểm cao hơn. Và bệnh giảm bạch cầu ở mèo chính là một trong số đó. Căn bệnh này vốn dĩ được coi là nguy hiểm vì chúng có tỉ lệ tử vong khá cao, lại dễ bị lây nhiễm. Vì vậy, để có thể phòng tránh tốt cho các bé mèo, bài viết ngày hôm nay sẽ giải thích cụ thể về các vấn đề liên quan đến căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh như thế nào?

Trước hết, để có thể phòng tránh cho mèo khỏi căn bệnh này thì chúng ta cần phải hiểu rõ được bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì. Vậy đây là căn bệnh gì mà lại nguy hiểm như vậy?

Định nghĩa của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Theo lý thuyết, bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn có tên gọi khoa học là Virus Panleukopenia Feline (FPV) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở mèo , gây ra bởi loại virus có cùng tên, thuộc nhóm Virus Parvo. Khi loại virus này xâm nhập vào trong cơ thể của mèo, chúng sẽ dần dần phá hủy các cơ quan trong cơ thể, khiến cho sức khỏe của mèo ngày càng suy yếu. Nếu không đủ khả năng chống chọi, mèo có thể sẽ dẫn đến tử vong.

Giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do một loại virus gây ra

Căn bệnh này thường được biết đến với tên gọi bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Tuy nhiên, dựa trên những nguyên nhân và biểu hiện của mèo khi mắc phải bệnh, người ta còn đề cập đến căn bệnh này với nhiều tên gọi khác như: bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, viêm ruột Parvo ở mèo, bệnh dịch hạch ở mèo, bệnh máu trắng, bệnh Carre ở mèo,… 

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Cùng có tên gọi là bệnh máu trắng, nên cũng giống như ở người, bệnh máu trắng hay bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh rất nguy hiểm. Căn bệnh này sẽ phát triển theo nhiều giai đoạn với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Và ở giai đoạn cuối cùng, mèo thậm chí còn có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng. 

Thực chất, căn bệnh này nguy hiểm như vậy là bởi vì chúng có thể “ăn mòn” và hủy hoại dần dần cơ thể của mèo.Loại virus Parvo này, sau khi xâm nhập vào cơ thể của mèo, sẽ thúc đẩy việc tạo ra các bạch cầu ác tính thông qua việc gây rối loạn hệ bạch huyết và tủy trong cơ thể mèo. Sau khi những bạch cầu ác tính được sinh ra, chúng sẽ làm giảm mạnh số lượng bạch cầu có trong cơ thể mèo. Bạch cầu giảm khiến cho sức khỏe của mèo nhanh chóng suy giảm vì đây là một trong ba tế bào có mặt trong thành phần chính cấu tạo nên máu, có chức năng quan trọng trong việc chống lại các vi sinh vật, hóa chất từ bên ngoài và có khả năng tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể của mèo.

Giảm bạch cầu ở mèo
Các tế bào ác tính sinh ra làm giảm mạnh lượng bạch cầu trong máu

 Ngoài ra, niêm mạc ruột cũng bị tổn thương và ảnh hưởng nặng. Nghiêm trọng hơn là các mô ở tuyến ức và tủy xương cũng sẽ bị phá hủy một cách nghiêm trọng.

Vì những ảnh hưởng đáng sợ mà căn bệnh này đem lại nên nó được liệt vào những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở mèo. Khi mèo mắc phải căn bệnh này thì tỉ lệ chúng tử vong có thể lên đến 50 – 90%. Đặc biệt, nếu mèo mẹ đang mang thai mắc phải bệnh thì sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Bên cạnh đó, nếu những bé mèo sơ sinh vừa mới chào đời, dưới 3 tuần tuổi mắc phải bệnh thì xem như chúng đã bị phán tử hình, vì tỉ lệ tử vong lên đến 90%. Và điều này lại càng nguy hiểm hơn khi căn bệnh này có tính truyền nhiễm và có thể dễ dàng lẫy nhiễm từ cá thể mèo này sang cá thể mèo khác. 

Với những hậu quả trên, ta có thể khẳng định rằng căn bệnh này chính là “thần chết” của họ nhà mèo.

 Những biểu hiện của mèo khi mắc bệnh và cách nhận biết giảm bạch cầu ở mèo?

Vì đây là một căn bệnh nguy hiểm nên chúng ta cần phải nhận biết và phát hiện ra nó càng sớm càng tốt. Vậy làm thế nào để biết được mèo đang mắc phải căn bệnh giảm bạch cầu hay còn gọi là bệnh máu trắng ở mèo? Dưới đây sẽ là những biểu hiện và triệu chứng cơ bản giúp chúng ta có thể nhận biết được căn bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo.

Biểu hiện chung

Nhìn chung, căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo, dù thời gian ủ bệnh ngắn dài và nguồn lây bệnh khác nhau, thì chúng đều phát triển theo 3 giai đoạn chính sau đây:

Giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh thường phát triển theo 3 giai đoạn chính

Giai đoạn đầu ( bệnh nhẹ): đây là giai đoạn mèo vừa mới mắc phải bệnh, virus chưa tấn công hoàn toàn vào cơ thể vì vậy chưa xuất hiện nhiều biểu hiện quá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để ý thì bạn sẽ bắt đầu phát hiện ra được những tình trạng mất thăng bằng và đi đứng không vững, loạng choạng của mèo. Kèm theo đó, mắt của mèo bắt đầu kém linh hoạt, phản ứng chậm. Và cuối cùng, mèo cũng sẽ có một biểu hiện thường thấy khi mắc bệnh đó chính là kén ăn, bỏ bữa.

Giai đoạn hai ( bệnh trở nặng): thường sau 2 – 3 ngày, sau khi virus bắt đầu đi vào cơ thể mèo, chúng sẽ dần tấn công các chức năng và cơ quan trong cơ thể mèo. Lúc này bệnh cũng dần nặng hơn và biểu hiện của mèo ngày càng rõ hơn. Ngoài những biểu hiện như ở giai đoạn đầu, mèo còn xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: sốt, đau bụng đi ngoài, chảy dãi, lông tơi tả, nôn nhiều lần ( có thể nôn ra dịch vàng ), mắt sụp, vận động ít hơn,… Khi này cần phải phát hiện được bệnh càng sớm thì hy vọng mèo có thể khỏi bệnh mới càng cao.

Giai đoạn ba ( bệnh nguy kịch): khi này, cơ thể của mèo đã bị tổn thương nặng. Chúng không còn sức và chỉ có thể nằm một chỗ, cộng với việc bỏ ăn trong một thời gian khiến cho cơ thể mèo gần như sơ lụi, không còn một chút năng lượng sống. Lúc này, mèo chảy dãi rất nhiều, xuất hiện thêm tình trạng đi ngoài ra máu. Ngoài ra, mùi răng miệng của mèo cũng trở nên hôi và rất khó chịu. Chúng lúc này gần như chỉ có thể đang thương nằm đó chờ gặp “thần chết” bởi vì nếu đến giai đoạn này bạn mới phát hiện ra bệnh của mèo thì khả năng tử vọng của chúng đã rất cao, hy vọng chữa khỏi bệnh là vô cùng thấp.

Giảm bạch cầu ở mèo
Khi bệnh trở nặng, hy vọng sống của mèo rất thấp

 Có thể thấy, bệnh của mèo phát triển và trở nặng rất nhanh. Vì vậy, bạn cần phải luôn quan tâm và để ý tới tình trạng sức khỏe của bé mèo để có thể phát hiện bệnh sớm nhất. Chữa trị càng sớm thì cơ hội được sống của mèo sẽ càng cao. Tốt nhất, khi thấy mèo có tình trạng chán ăn, bị nôn ra dịch vàng và đi ngoài thì nên đưa mèo đến cơ sở thú ý để được chẩn đoán bệnh và chữa trị ngay.

Biểu hiện theo từng tình trạng bệnh khác nhau

Ngoài những biểu hiện chung thường hay gặp ở trên thì mèo còn có những biểu hiện khác nhau theo từng tình trạng bệnh khác nhau. Trước khi xuất hiện các triệu chứng thì thường mèo sẽ ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và thậm chí có thể kéo dài đến 5 ngày. Nhìn chung, mèo sẽ có thể gặp phải 1 trong 4 tình trạng bệnh như sau:

Thể ẩn tính: đây là loại tình trạng bệnh thường hay gặp phải ở những chú mèo trưởng thành. Chứng chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ như: biếng ăn và sốt nhẹ. Ở tình trạng này, chúng ta không cần quá lo ngại vì mèo có đủ khả năng để sinh ra kháng thể tiêu diệt và chống lại bệnh.

Thể cấp tính: tình trạng này năng hơn nhiều so với thể ẩn tính, vì chúng có thể tiềm ẩn khả năng tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Khi này, mèo cũng có những biểu hiện như sốt và chán ăn nhưng ở mức độ nặng hơn nhiều, chúng sẽ sốt cao kéo dài trong gần 24 tiếng đầu khi mắc bệnh. Ngoài ra, mèo bắt đầu lười vận động và mắt trở nên lờ đờ, thiếu sức sống do niêm mạc trở nên nhợt nhạt. Bên cạnh đó, các bé mèo còn bị rối loạn hệ tiêu hóa với những biểu hiện dễ thấy như: khát nước nghiêm trọng, nôn mửa ( có ra dịch mật hoặc bọt trắng), đau bụng tiêu chảy, đi ngoài ra máu, phần bụng mẫn cảm và bị đau khi bị sờ vào. Sau tầm 2 ngày phát bệnh với những biểu hiện trên, thân nhiệt của mèo nhanh chóng hạ thấp, mèo có thể rơi vào hôn mê và lâu dần dẫn đến tử vong.

Giảm bạch cầu ở mèo
Thể siêu cấp tính có thể khiến mèo tử vong trong vòng 24 giờ

Thể siêu cấp tính: Cũng giống như thể cấp tính nhưng tình trạng bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tất cả các triệu chứng và giai đoạn phát bệnh chỉ kéo dài ngắn ngủi trong vòng 24 tiếng. Ngay sau đó, mèo nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê với thân nhiệt giảm thấp và dẫn đến tử vong. Tình trạng bệnh này diễn biến cực nhanh và nguy hiểm, chúng ta thậm chí còn không kịp phát hiện, chỉ có thể chứng kiến sự ra đi đột ngột của mèo.

Thể thần kinh: Đây là loại tình trạng mà chúng ta thường bắt gặp được ở mèo con. Khi mèo mẹ trong thời khi mang thai và mắc phải bệnh giảm bạch cầu, chúng sẽ rất dễ sẩy thai hoặc bị sinh non. Nếu mèo con vẫn có thể được sinh ra thì khi chào đời, đa số chúng sẽ mất đi khả năng điều hòa vận động, sức khỏe rất kém, tỷ lệ sống sót là vô cùng thấp.

Chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, lại có tốc độ phát tác cực nhanh, tỉ lệ tử vong cao. Vì thế, chúng ta cần phải phát hiện bệnh càng sớm cang tốt. Khi đó, khả năng sống sót của mèo mới có hy vọng. Vậy làm sao để chẩn đoán được căn bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo?

Chẩn đoán bệnh lâm sàng: Thông qua những triệu chứng ban đầu như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, suy nhược cơ thể dẫn đến lười vận động, bạch cầu giảm… chúng ta có thể có được chẩn đoán sơ bộ. Căn bệnh này thường sẽ xảy ra ở những chú mèo có độ tuổi từ 3 tháng đến 1 năm tuổi. Tuy nhiên, những chẩn đoán lâm sàng này sẽ không thực sự chính xác, vì những căn bệnh khác ở mèo cũng có xuất hiện một vài triệu chứng tương tự.

Chẩn đoán bệnh phi lâm sàng: để có thể có được một kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh giảm bạch cầu ở mèo, chúng ta có thể tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Thông qua những việc xét nghiệm và kiểm tra cơ thể mèo, bác sĩ sẽ có được một kết quả chẩn đoán đúng nhất. Tuy nhiên, phương pháp test PCR chẩn đoán xét nghiệm bệnh giảm bạch cầu ở mèo sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian để cho ra được kết quả. Để giảm bớt được sự bất tiện đó, với trình độ y học phát triển, các bác sĩ đã cải tiến ra POCKIT iiPCR dùng để chẩn đoán nhanh căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Bộ test nhanh này có thể cho ra kết quả trong vòng 1 – 2 tiếng với độ chính xác cao, gần tương đương với xét nghiệm PCR. Bộ test nhanh này hiện nay đang rất phổ biến vì độ tiện dụng và khả năng chính xác của nó.

Giảm bạch cầu ở mèo
POCKIT iiPCR có thể hỗ trợ test nhanh bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ ở đây đó chính là, với những chú mèo vừa mới được tiêm phòng, bộ test nhanh này sẽ không cho ra được kết quả chẩn đoán chính xác. 

Nguồn lây bệnh của mèo có thể đến từ đâu?

Giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh truyền nhiễm, chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng lây lan, tìm được phương pháp phòng tránh và chữa bệnh cho mèo thì việc xác định được nguyên nhân lây nhiễm là rất quan trọng. Nguồn lây bệnh của mèo chủ yếu gồm 3 con đường chính sau:

Mèo bị mắc virus bạch cầu, từ đó sản sinh ra các khối u ác tính. Những khối u này sẽ dần dần làm giảm rất nhanh số lượng bạch cầu có trong máu, tấn công từ từ vào hệ tiêu hóa, các mô và hệ miễn dịch. Loại virus này xâm nhập vào trong cơ thể mèo qua đường miệng. Ngoài ra, một điều đáng sợ đó chính là, loại virus bạch cầu này có sức đề kháng và khả năng chống chịu rất tốt trong môi trường có sát trùng, chloroform, acid và thậm chí là mỗi trường có nhiệt độ lên đến 56 độ C trong vòng gần 30 phút.

Ngoài ra, mèo còn có thể mắc phải căn bệnh này do lây nhiễm từ môi trường xung quanh. Khi mèo sống ở môi trường có xuất hiện nhiều vi khuẩn, virus như những nơi ở gần các lò giết mổ động vật, chúng sẽ dễ dàng bị nhiễm phải virus và sinh bệnh. Cũng chính vì điều này, việc thả cho mèo tự do đi chơi, đi hoang sẽ rất dễ khiến chúng bị mắc bệnh vì có thể chúng sẽ tiếp xúc với những khu vực nhiều vi khuẩn hay những ổ dịch tiềm ẩn nhiều virus. 

Giảm bạch cầu ở mèo
Môi trường sống tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có thể khiến mèo mắc bệnh

Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ ba cũng khiến mèo có thể bị mắc phải bệnh giảm bạch cầu đó chính là do bị lây nhiễm từ một vật chủ trung gian. Khi mèo của bạn tiếp xúc với những chú mèo bị bệnh khác, chúng cũng sẽ bị lây nhiễm virus. Thậm chí, việc chúng tiếp xúc vào những đồ vật như: chén đựng thức ăn, áo quần, đồ chơi,…và thức ăn có tiềm ẩn vi khuẩn, virus của những chú mèo bị bệnh cũng sẽ khiến chúng bị lây bệnh. Và điều đáng nói ở đây đó chính là con người chúng ta cũng được xem là một vật thể trung gian có khả năng chứa nguồn lây bệnh cho mèo. Khi chúng ta vô tình tiếp xúc hoặc chơi cùng với một chú mèo bị mắc bệnh, lũ virus sẽ được truyền từ cơ thể của mèo mắc bệnh sang cơ thể chúng ta, dính lên cơ thể hoặc áo quần của chúng ta. Và khi ấy, nếu chúng ta tiếp xúc và chơi cùng chú mèo khác, những con virus sẽ từ trên cơ thể chúng ta truyền sang và xâm nhập vào cơ thể của những chú mèo ấy, khiến cho chúng cũng từ đó mà bị nhiễm bệnh. 

Với khả năng lây nhiễm mạnh, sức sống bền trong môi trường nóng, có dung dịch khử trùng, virus bạch cầu được xem là một “kẻ thù” đáng gờm của họ nhà mèo. Nếu không cần thể, loại virus này có thể phát triển và lan rộng, tạo thành những ổ dịch lớn, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của hàng loạt chú mèo đáng thương.

Phải làm gì ngay khi phát hiện bé mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

Vì giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm nên chúng ta cần phải kịp thời đưa mèo đến trung tâm y tế để khám và chữa bệnh ngay khi phát hiện ra. Tuy nhiên, không phải ai lúc nào cũng có đủ điều kiện, khả năng để đưa mèo ngay lập tức đến các cơ sở thú ý. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian mèo còn ở nhà và chưa được đưa đi khám, chúng ta trước tiên cần phải thực hiện một số bước điều trị và chăm sóc cần thiết để đảm bảo sức khỏe trước mắt cho mèo.

Cách ly riêng và theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo

Điều đầu tiên vô cùng quan trọng đó chính là phải cách ly, theo dõi riêng bé mèo đã bị bệnh, đặc biệt là khi nhà bạn có nuôi nhiều bé mèo. Đều này sẽ ngăn chặn tình trạng bệnh lây nhiễm và lan truyền sang những chú mèo khác, tạo thành một ổ dịch lớn. 

Giữ ấm cho bé khi bị mắc giảm bạch cầu ở mèo

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo mèo luôn được giữ ấm vì nhiệt độ cơ thể của chúng có thể nhanh chóng giảm mạnh. Để giúp tăng nhiệt độ, bạn có thể lắp thêm một bóng đèn đỏ giữ nhiệt ở chỗ ở của mèo. Hãy tạo một môi trường ấm áp và thoải mái nhất để giúp mèo có thêm sức đấu tranh lại với lũ virus.

Giảm bạch cầu ở mèo
Mèo cần được cách ly ngay khi phát hiện mắc bệnh

Kích thích ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng cho mèo

Thường khi chúng ta vừa mới phát hiện bệnh của mèo, chúng vẫn ở giai đoạn đầu, chưa trở nặng. Vì vậy, việc mà chúng ta cần làm ngay trong lúc này đó chính là kích thích, động viên mèo trong việc ăn uống. Chỉ khi chúng hấp thụ được chất dinh dưỡng thì mèo mới có đủ năng lượng và sức khỏe để chống lại bệnh. Lúc này, đồ ăn của mèo cần phải có đủ chất dinh dưỡng. Bạn có thể cho mèo ăn thịt gà, thịt lợn trộn cùng B1. Tuy nhiên, vì lúc này, hệ tiêu hóa của mèo đang ngày một trở nên yếu hơn, nên để chúng có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng, bạn hãy say nhuyễn thức ăn và tránh cho mèo ăn những loại thức ăn có mùi tanh. 

Ngoài ra, để tăng thêm sức đề kháng cho mèo, bạn cũng có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chúng thông qua sữa cho mèo, đường Gluco( cho thêm vào trong nước uống của mèo), siro Vitamin C của trẻ sơ sinh, điện giải Oresol, gel dinh dưỡng…. Và hãy cho mèo ăn những món ăn yêu thích của chúng để kích thích vị giác và sự thèm ăn của mèo. Luôn luôn bổ sung nước và sữa cho mèo là việc rất cần thiết, vì lúc này mèo sẽ dễ dàng bị mất nước và bị khát nước nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, nếu mèo nôn quá nhiều, không thể hấp thụ thức ăn cũng như mất nước liên tục thì bạn có thể sử dụng thêm thuốc chống nôn. Tuy nhiên, để an toàn cho các bé thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Ở bên và động viên tinh thần cho mèo

Và một yếu tố qua trọng khác trọng việc chữa trị bệnh cho mèo đó chính là liều thuốc tinh thần. Mặc dù bé mèo sẽ phải cách ly và theo dõi nhưng bạn vẫn nên dành thời gian trò chuyện và an ủi chúng. Việc được bạn động viên, bên cạnh trò chuyện sẽ giúp tinh thần của mèo tốt hơn rất nhiều. Khi này, mèo sẽ bớt cảm giác cô đơn, kiệt sức và sẽ có được nhiều động lực để vượt qua bệnh hơn nhờ tình yêu của bạn đó!

Giảm-bạch-cầu-ở-mèo
Hãy luôn ở bên động viên tinh thần cho mèo

Thông thường khi mắc phải căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo thì 3 ngày đầu tiên mắc bệnh luôn là giai đoạn quan trọng nhất. Trong 3 ngày này, chúng ta cần phải dành thật nhiều sự quan tâm và chăm sóc cho mèo. Nếu mèo có đủ sức khỏe thì trong vòng 3 ngày, bệnh của chúng sẽ thuyên giảm và dần dần khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu tình hình không lạc quan, sau 3 ngày mà bé mèo vẫn không cho chút tiến triển nào thì đừng chần chừ nữa mà hãy đưa ngay các bé đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Thông thường, giai đoạn mèo xuất hiện triệu chứng chảy dãi là lúc bệnh đã bắt đầu trở nặng. Lúc này chỉ có đưa đến bác sĩ thì các bé mới có hy vọng sống sót. 

Cách chữa trị khi bé mắc phải bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm, vì vậy cần phải được chữa trị kịp thời thì bé mèo mới có hy vọng bình phục và khỏi bệnh. Với mỗi giai đoạn và tình trạng bệnh khác nhau mà ta sẽ có những phương pháp chữa trị khác nhau7

Giai đoạn bệnh nhẹ

Với những giống mèo tây như mèo Anh lông ngắn, mèo Anh lông dài, mèo Mỹ,… chúng thường có sức đề kháng kém. Vì vậy nếu như những chú mèo này mắc phải bệnh giảm bạch cầu ở mèo thì chứng thường sớm xuất hiện các triệu ngay từ những giai đoạn đầu. Nhờ đó mà thường ta sẽ sớm phát hiện ra được bệnh và chữa trị kịp thời ngay khi bệnh còn nhẹ.

Khi này, hãy hỗ trợ và chữa trị cho mèo như những lưu ý ở trên. Trong đó, điều quan trọng nhất cần phải nhớ đó chính là cách lý những chú mèo bị bệnh ngay lập tức khỏi những chú mèo khác để tránh lây lan bệnh tật, tạo thành ổ dịch lớn với mức độ nghiêm trọng hơn.

Giảm bạch cầu ở mèo
Có thể chăm sóc tại nhà khi bệnh nhẹ

Trong vòng 3 ngày đầu tiên khi phát hiện bệnh, hãy cố gắng kích thích vị giác giúp mèo có thể ăn uống để tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật. Sau 3 ngày nếu những chú mèo có ý chí và sức khỏe tốt thì sẽ sớm bình phục . Từ khi bình phục đến khoảng 1 tháng sau đó, hãy thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo, giữ gìn vệ sinh chỗ ở cũng như các dụng cụ ăn uống đồ chơi mà mèo hay dùng. Bởi vì bệnh giảm bạch cầu ở mèo vẫn có thể tái phát lại nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Và tất nhiên, nếu sau khoảng 3 ngày chữa trị mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm thì có lẽ chú mèo của bạn đã bắt đầu chuyển biến sang tình trạng bệnh nặng hơn.

Giai đoạn bệnh chuyển biến nặng

Với giống mèo ta, thường chúng sẽ có sức đề kháng tốt hơn mèo tây, nhưng cũng chính vì vậy, khi chúng xuất hiện các triệu chứng bệnh thì thường tình trạng bệnh đã rơi vào giai đoạn nặng. Ở giai đoạn này, việc điều trị tại nhà không thực sự được khuyến khích. Cách điều trị tốt nhất lúc này đó chính là nhờ sự giúp đỡ của bác sỹ thú y.

Khi các bé mèo trở nặng, chúng sẽ bắt đầu xuất hiện những hiện tượng như: chảy dãi, nôn ra dịch, đi ngoài ra máu,… Lúc này, các cơ quan bên trong cơ thể mèo đã bị tàn phá nghiêm trọng và dần kiệt sức. Những bé mèo dường như không còn khả năng đi lại và không còn sức để ăn uống. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, mèo sẽ dần rơi vào trạng thái kiệt sức và thiếu nước mà dẫn đến tử vong.

Giảm bạch cầu ở mèo
Nên đưa mèo đến cơ sở thú y nếu bệnh trở nặng

Vì vậy, lời khuyên cho các bạn đó chính là hãy đưa các bé mèo đến cơ sở thú y sớm nhất có thể. Ở đây, các bác sĩ sẽ có những dụng cụ và loại thuốc chuyên dụng để hỗ trợ cho mèo. Các bé mèo sẽ được bác sĩ chữa trị bằng cách truyền tĩnh mạch bằng kháng sinh đặc trị. Đây là một phương pháp chữa trị quan trọng, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng sẽ có hiệu quả, vì nếu như sức khỏe của mèo nhà bạn quá yếu thì sẽ không có khả năng hấp thụ được lượng thuốc truyền vào. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng nôn mửa quá nhiều mèo cũng có thể được sử dụng thêm thuốc chống nôn. 

Thường đối với mèo ở tình trạng bệnh nặng, chúng sẽ phải nhập viện và điều trị cũng như theo dõi bởi các đội ngũ y bác sỹ chuyên nghiệp trong vòng từ 6 – 7 ngày. Trong thời gian này, nếu may mắn được chữa trị kịp thời thì bé mèo nhà bạn sẽ nhanh chóng khỏe lại. Tuy nhiên, chúng vẫn cần được cách ly trong vòng 1 tháng sau đó để có thể đảm bảo cơ thể của mèo đã đào thải được hết virus gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Với những chú mèo kém may mắn, điều tồi tệ nhất xảy đến đó chính là chúng không thể qua khỏi và tử vong. Bởi vậy, một lần nữa chúng ta có thể thấy được rằng, giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và đáng sợ. 

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo

Đối diện trước một căn bệnh nguy hiểm như vậy, chúng ta càng cần phải thật cẩn thận. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để bảo vệ cho sức khỏe của mèo nhà bạn, tốt nhất chúng ta nên phòng ngừa bệnh để mèo không bị mắc phải. Vậy làm sao để phòng bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo?

Việc làm hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo đó chính là tiêm vacxin cho mèo. Việc tiêm phòng vacxin cho mèo sẽ giúp kích thích cơ thể của chúng sản sinh ra thêm các kháng thể có khả năng chống lại virus bạch cầu. Từ đó, khi mèo gặp phải virus này sẽ có khả năng chống lại sự lây lan và phát triển của virus, ngăn chặn sự ảnh hưởng của chúng lên cơ thể mèo. Mèo sẽ được tiêm vacxin khi đủ 8 tuần tuổi trở lên. Lúc này, cứ sau mỗi 4 tuần mèo sẽ cần được tiêm lại một mũi vacxin khác. Và cho đến khi mèo hơn 1 năm tuổi, thì cứ mỗi năm ta cần đưa mèo đi tiêm lại vacxin một lần. Có thể thấy, việc tiêm vacxin cho mèo cũng không hẳn là đơn giản về cả thời gian và kinh phí. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn mèo của mình bị mắc bệnh và thậm chí nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong thì hãy nhớ đưa chúng đi tiêm vacxin. Đừng nên chủ quan nhé!

Giảm bạch cầu ở mèo
Tiêm vacxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Ngoài ra, việc luôn luôn giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh của mèo cũng là việc làm vô cùng cần thiết. Để ngăn chặn khả năng tiềm ẩn vi khuẩn, virus nguy hiểm ở xung quanh mèo, bạn nên định kỳ vệ sinh chỗ ở, đồ dùng cũng như là đồ chơi của mèo mỗi tuần một lần. Điều này sẽ hạn chế được tối đa khả năng virus bạch cầu tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể của mèo. Ngoài ra, giữ vệ sinh sạch sẽ cũng giúp mèo phòng ngừa được nhiều căn bệnh khác nữa đấy.

Cuối cùng, để phòng tránh bệnh giảm bạch cầu ở mèo thì hãy lưu ý không nên cho mèo bạn đi dạo, đi chơi hoang nhé! Điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng chúng đi qua phải những nơi có chứa nhiều vi khuẩn virus tiềm ẩn khả năng lây bệnh, cũng như tránh việc mèo tiếp xúc với những chú mèo khác có khả năng mang mầm bệnh trong người.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về bệnh giảm bạch cầu ở mèo cũng như cách chữa trị và phòng tránh nó. Mong rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích và giải đáp phần nào thắc mắc cho bạn. Xin chào và hẹn gặp lại! 

By admin

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *